Tin Tức

Cơ hội của dệt may VN

Cơ hội của dệt may VN

Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức được đối xử bình đẳng như các thành viên khác của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp dệt may có thể xuất khẩu theo khả năng mà không lo về hạn ngạch, và sẽ có thêm cơ hội thu hút dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, nhờ đó, ngành dệt may có điều kiện phát triển nguồn nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm,… để nâng cao tỉ lệ nội địa hoá (theo kế hoạch sẽ đạt đến 50% vào 2010).

Một số mặt hàng của Việt Nam không phải chịu mức thuế cao hơn so với hàng cùng loại nhập từ những nước được hưởng ưu đãi thương mại của Mỹ và môi trường đầu tư tại Việt Nam đã được cải cách, dần đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của thế giới, tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ quan tâm đầu tư sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại Mỹ.

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đang quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam và có hướng chuyển sang mua một phần hàng từ Việt Nam thay vì từ các thị trường khác trong khu vực. Chi phí sản xuất ở Mỹ ngày càng tăng, cho nên ngày càng nhiều các nhà sản xuất Mỹ đặt gia công sản phẩm và/hoặc bán thành phẩm ở nước ngoài, hoặc thay vì cho trực tiếp sản xuất, họ trở thành các công ty thương mại đặt hàng sản xuất ở nước ngoài nhập về cung ứng cho hệ thống khách hàng truyền thống của mình tại Mỹ.

Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng của Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục tăng Nhu cầu của thị trường Mỹ rất đa dạng. Chủng tộc và văn hóa đa dạng dẫn đến nhu cầu và tập quán tiêu dùng cũng đa dạng. Thu nhập bình quân đầu người cao, song chênh lệch thu nhập rất lớn. Số dân nhập cư vào Mỹ hiện nay mỗi năm tới trên một triệu người và ngày càng tăng, trong đó phần đông là những người lao động chân tay có thu nhập thấp.

Yếu tố thu nhập và dân số này dẫn đến thị trường có nhu cầu cả về hàng cao cấp đắt tiền lẫn hàng bình dân rẻ tiền. Hơn một triệu người Việt Nam đang sống tại Mỹ là thị trường đáng kể, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm, và là cầu nối rất tốt để đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường này. Có hơn năm ngàn doanh nghiệp Việt kiều đang hoạt động tại Mỹ trong nhiều lĩnh vực (như đồ gỗ, chế biến thép, tư vấn, phần mềm, xuất bản…) sẽ trở thành lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường Mỹ.

Quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục được củng cố và đang phát triển theo chiều hướng tích cực qua các sự kiện ngoại giao, sư thăm viếng của các vị nguyên thủ quốc gia đến hai nước, sự kiện APEC năm 2006 thành công góp phần làm mạnh mẽ hơn vị trí của Việt Nam

You may like