Kinh Tế

Chiến lược phân phối sản phẩm dệt may

Trước khi đưa ra chiến lược phân phối sản phẩm dệt may sang thị trường Mỹ, chúng ta cần phẩm hiểu rõ hệ thống kênh phân phối hiện nay trên thị trường Mỹ.

Hàng dệt may chủ yếu được xuất qua Mỹ với thông qua các công ty thương mại Mỹ hoặc các công ty thương mại nước ngoài. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp đến các công ty bán lẻ có nhãn hiệu như công ty dệt Phong Phú (nay là Tổng công ty Phong Phú) đấu thầu thành công trên mạng, xuất khẩu trực tiếp mặt hàng khăn bông cho tập đoàn Target (một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ). Có tới 45 doanh nghiệp được khảo sát xuất khẩu sang thị trường Mỹ qua các công ty thương mại (chiếm 90%), chỉ có 5 doanh nghiệp (chiếm 10%) xuất khẩu được trực tiếp tới các nhà phân phối trên thị trường Mỹ.

Chính vì thế, trong ngắn hạn, chiến lược phân phối hàng dệt may sang thị trường Mỹ, các doanh nghiệp dệt may TP.HCM cần phải tiếp tục duy trì kênh phân phối qua các công ty thương mại trung gian. Sử dụng hệ thống này có lợi thế là các nhà trung gian nhập khẩu này có được hệ thống khách hàng tiêu thụ, quan hệ tốt và am hiểu thị trường cũng như các biến động thị trường.

Cùng lúc, doanh nghiệp cần tích cực xây dựng thương hiệu công ty trong nước, quảng bá thương hiệu sản phẩm ra nước ngoài nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các đối tác lớn của Mỹ khi tìm đến thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, trong dài hạn, doanh nghiệp dệt may TP.HCM cần phải đẩy mạnh hơn nữa hình thức bán hàng trực tiếp hơn cho các công ty bán lẻ có nhãn hiệu hoặc cửa hàng nhỏ, để giảm chi phí trung gian, sản xuất với số lượng lớn đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh và duy trì đảm bảo sản xuất trong thời gian dài, tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm.

You may like