Phương thức thứ nhất: nhà sản xuất tự duy trì hệ thống bảo hành tại các thị trường,như vậy khách hàng sẽ yên tâm khi mua hàng vì hàng hóa của mình sẽ được bảo hành bởi chính nhà sản xuất,tạo dựng thương hiệu.. nhưng điểm bất lợi là nhà sản xuất không tập trung nguồn lực vào sản xuất,và tại mỗi thị trường phải có chi nhánh chuyên bảo hành,việc quản lý sẽ thêm khó khăn,chỉ những tập đoàn cực lớn mới có thể thực hiện được. Hiện tại thì HP là tập đoàn đang thực hiện chế độ bảo hành này với chế độ bảo hành toàn cầu,đây chính là một công cụ cạnh tranh rất mạnh của HP mà không phải nhà sản xuất nào cũng có thể dễ dang có được
Phương thức thứ hai: đây là phương thức được áp dụng phổ biến,các nhà phân phối sẽ là người phụ trách bảo hành cho sản phẩm,nhà sản xuất sẽ trích số phần trăm nhất định cho hệ thống bảo hành của nhà phân phối để tiến hành công việc bảo hành sản phẩm cho khách hàng. Ưu điểm của phương pháp này là các nhà sản xuất có thể tập trung vào sản xuất,không phải phân tán nguồn lực cho hệ thống bảo hành nhưng đòi hỏi nhà phân phối phải có nguồn nhân lực có trình độ,đủ đảm đương trách nhiệm với khách hàng, nhược điểm chính là nếu trình độ của nhà phân phối yếu kém thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thương hiêu hàng hóa và của nhà sản xuất vì vậy sẽ vẫn phải có sự hỗ trợ kỹ thuật,giám sát đánh giá của nhà sản xuất về chất lượng dịch vụ bảo hành và phản hồi từ phía khách hàng.