Các hình thức truyền thông luôn thay đổi và ngày càng tiến bộ, nhưng có lẽ chưa bao giờ sự thay đổi lại diễn ra với tốc độ vũ bão và đang kéo theo nhiều hệ quả lớn lao như những năm gần đây.
Thị trường truyền thông ở Việt Nam hiện nay đang phát triển rất mạnh. Theo một nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Việt Nam, năm 1990, Việt Nam chỉ có 258 báo và tạp chí, đến tháng 8/2005, Việt Nam đã có 553 cơ quan báo chí in với gần 700 ấn phẩm, 200 báo điện tử. Bên cạnh sự phát triển của các phương tiện truyền thông kiểu truyền thống, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại mà có rất nhiều phương tiện truyền thông tuy mới ra đời nhưng đang ngày càng ảnh hưởng sâu rộng tới công chúng.
BMI cũng xếp thị trường viễn thông VN đứng thứ 13, với kết quả của thị trường dịch vụ di động và cố định đạt mức tăng trưởng tương ứng tới 104% và 43%[27]. Đặc biệt, theo đánh giá của các chuyên gia viễn thông, việc VN gia nhập WTO cuối năm 2006 đã là động lực chính để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tập trung vào thị trường băng rộng và di động. Những con số này cho thấy tiềm năng phát triển của Internet cũng như PR trực tuyến tại Việt Nam hiện nay là rất lớn. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng viễn thông và internet Việt Nam sẽ cập nhật liên tục những công nghệ hiện đại, thực hiện đa dạng hóa và cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ chất lượng cao đồng thời có mức giá dịch vụ thấp hơn hoặc ít nhất ngang bằng với các quốc gia trong khu vực. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông ngày càng hiện đại. PR hứa hẹn sẽ mang lại nhiều công cụ mạnh để doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu của mình, đồng thời cũng là môi trường tương tác mới của thông tin, với đặc điểm là tốc độ truyền tin rất nhanh, vì vậy hoạt động PR của doanh nghiệp cũng cần phải có những điều chỉnh thích hợp với thời đại.