Marketing

Thương hiệu ở Việt Nam – các tồn tại

        

Thứ nhất, phải đề cập tới các vấn đề mà các doanh nghiệp hiện nay đang quan tâm về thương hiệu. Vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu dành được nhiều sự quan tâm nhất, người ta coi đó là vấn đề quan trọng nhất trong các vấn đề khác. Trong tổng số người tham gia điều tra các doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao quan tâm đến kinh doanh và phát triển hơn các doanh nghiệp khác.

Thứ hai, nhận thức về thương hiệu. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ và đúng về thương hiệu, bởi thương hiệu trước hết là biểu hiện của nhãn hiệu sản phẩm, tên giao dịch. Các doanh nghiệp đánh giá khá tập trung về lợi ích của thương hiệu, tiêu biểu nhất là biểu hiện chất lượng sản phẩm, khách hàng yên tâm sử dụng sản phẩm.

Thứ ba, đầu tư cho xây dựng thương hiệu. Về nhân lực và tổ chức cho thương hiệu, chịu trách nhiệm chính về tiếp thị cho thấy: 49% do ban giám đốc; do phòng kinh doanh bán hàng 30%; do bộ phận, phòng tiếp thị là 16%; do bộ phận khác tiến hành là 5%. Trong đầu tư xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp có chức danh quản lý nhãn hiệu nhìn chung thấp, cụ thể doanh nghiệp nhà nước là cao 25%, doanh nghiệp không phải là hàng Việt Nam chất lượng cao 20%, doanh nghiệp tư nhân 18% – khoảng 69-82% doanh nghiệp không có chức danh này.

Thứ tư, về huấn luyện người quản lý nhãn hiệu. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có một tổ chức bao gồm các ban chức năng khác nhau và ở mỗi ban đó sẽ được phân cấp bậc quản lý theo quy mô, hình thức của doanh nghiệp đó. Ngày nay, thương hiệu ngày càng được đánh giá rất cao về tầm quan trọng của nó trong một doanh nghiệp, vì vậy mà doanh nghiệp cần có một ban quản lý về thương hiệu riêng cho mình và ở đó phải có những nhà quản lý thương hiệu giỏi về chuyên môn, tay nghề, quan hệ xã hội… Và để làm được như vậy các nhà quản lý nhãn hiệu này cần phải được huấn luyện về chuyên môn, tuy nhiên đây cũng chính là vấn đề tồn tại cơ bản trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ năm, về chi phí đầu tư xây dựng thương hiệu. Bao gồm hai bộ phận: tự làm hoặc mua dịch vụ của bên ngoài (thuê xây dựng kế hoạch, điều tra… thông qua các chuyên gia, các nhà tư vấn). Về đầu tư cho thương hiệu: nhiều doanh nghiệp chưa chú ý đầu tư đúng mức chi phí cho thương hiệu, chi cho thương hiệu còn thấp so với yêu cầu, dịch vụ thuê ngoài cho xây dựng phát triển thương hiệu chủ yếu là quảng cáo và thủ tục pháp lý, là khâu liên quan đến quảng bá thương hiệu.

 

You may like